Việc bỏ cấp huyện trung gian, sáp nhập cấp xã thành những đơn vị cấp cơ sở lớn như lần này, điều chưa từng thấy trong lịch sử!

Chủ nhật - 23/03/2025 22:07 703 0
Việc bỏ cấp huyện trung gian, sáp nhập cấp xã thành những đơn vị cấp cơ sở lớn như lần này, điều chưa từng thấy trong lịch sử!
Việc bỏ cấp huyện trung gian, sáp nhập cấp xã thành những đơn vị cấp cơ sở lớn như lần này, điều chưa từng thấy trong lịch sử!
Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đang được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao và đã đạt được những kết quả bước đầu, bây giờ phải “thừa thắng xông lên”, thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, tinh gọn xã- điều chưa thừng thấy trong lịch sử.

1. Cuộc cách mạng này phải đi tiếp, đi tới cùng
Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, chỉ trong vòng 1 tháng, Đảng ủy Chính phủ đã hoàn thành đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Theo đó, đề án đưa ra mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện. Trong quá khứ, nước ta đã từng có thời kỳ chỉ có 38 tỉnh thành (1976) với 35 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương. Nên, việc giảm bớt số lượng tỉnh/ thành không phải là chưa xảy ra. Nhưng bỏ cấp huyện trung gian, sáp nhập cấp xã thành những đơn vị cấp cơ sở lớn như lần này nhằm tinh gọn lại bộ máy, tạo dư địa cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình thật sự đó là cuộc cách mạng lớn.
PGS VMGiang
GS.TSKH Vũ Minh Giang

GS.TSKH Vũ Minh Giang: “Quá trình này phải tính toán, xem xét tỉnh nào kết hợp với tỉnh nào sẽ tạo nên sự bổ sung, hỗ trợ để tạo dư địa phát triển. Ví dụ, hai tỉnh miền núi sáp nhập, địa bàn rất rộng, điểm tương đồng là cùng khó khăn về nhiều mặt, và sẽ rất khó bật lên được. Vậy cần tính toán làm sao cho phù hợp, đó cũng là ý nghĩa sâu xa trong chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhiều người đã nói, ở các nước có diện tích lớn hơn, họ cũng không có nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh như Việt Nam. So với quốc tế và so sánh với lịch sử quá khứ thì 63 đơn vị hành chính trên tổng diện tích như hiện nay là quá nhiều. Giảm bớt số lượng tỉnh/ thành là nhu cầu cấp thiết. Đó cũng là giải pháp tinh, gọn bộ máy”.

Để làm được điều này, bắt đầu không phải từ con số là bao nhiêu tỉnh /thành mà phải xây dựng các tiêu chí phù hợp cho việc sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh.

Cũng theo, GS.TSKH Vũ Minh Giang: Tôi có thể đưa ra một ví dụ giả định rằng nếu Hải Dương, Hải Phòng “về chung một nhà” thì đó không phải là sự kết hợp tương đồng mà là sự kết hợp hoàn chỉnh. Hải Dương là vùng đất truyền thống lâu đời, thuần nông, có dư địa. Hải phòng là thành phố công nghiệp có cảng biển lớn. Nếu có thể kết hợp hai vùng này lại với nhau sẽ tạo nên giá trị gia tăng, thúc đẩy sự phát triển của cả hai và cho cả đất nước.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề động lực phát triển kinh tế, còn phải tính đến an ninh quốc phòng và cũng cần xem xét các kinh nghiệm lịch sử.
Trong quá khứ chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc nhập các tỉnh có điều kiện tương đồng và thực tế chứng minh không hiệu quả. Nếu Tây Nguyên cứ nhập các tỉnh trong khu vực đó làm một, cốt để giảm bớt số lượng tỉnh/ thành thì diện tích tỉnh mới sẽ rất rộng, nhưng không có yếu tố gì mới để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển

2. Trung tâm hành chính mới nên đặt ở đâu?
Đặt tên tỉnh mới hậu sáp nhập là chuyện lớn mà các nhà lãnh đạo ắt đã và sẽ phải
tính toán kỹ. Nếu như muốn giảm bớt sự xáo trộn có lẽ chúng ta phải ưu tiên giữ lại tối đa tên cũ của các tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý việc đặt tên địa phương - đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
Cũng có nhiều người dân tâm tư rằng tên gọi của địa phương họ sinh ra và lớn lên, nay đã không còn nữa. Sự luyến tiếc của số đông người dân e sẽ là một cản trở trong quá trình sáp nhập?! Tuy nhiên chúng ra cần nhận thức rằng: Ở nước ta, địa danh nào cũng đều có ý nghĩa lịch sử. Quê hương mình vẫn đấy, truyền thống văn hoá vẫn đấy. 
Không gian văn hóa không bao giờ bị giới hạn bởi địa giới hành chính. Tình yêu nước bao trùm khắp non sông gấm vóc Việt Nam. Nơi nào là Việt Nam, nơi ấy là quê hương. Và mỗi dải đất, mỗi vùng miền vẫn còn đó bao nét văn tưởng truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… lchúng ta hãy luôn nhận thức và định hướng người dân đến suy nghĩ rộng hơn. Để hướng tới việc Việt Nam sẽ là một quốc gia hùng cường, chúng ta đừng bị giới hạn vì những suy tư hẹp hòi.
Những cuộc cách mạng làm đổi thay có tính chất căn bản, triệt để thì bao giờ cũng đem lại sự đổi thay rất lớn cho đất nước. Hiện nay đang là một cuộc cách mạng như thế.

3. Cuộc cách mạng cần “ thừa thắng xông lên”…
Người dân đang rất trông mong, cuộc cách mạng này sẽ dẫn đến sự chuyển biến, tạo nên sức mạnh mới cho hệ thống chính trị các cấp.
Đầu tiên, việc giảm bớt đầu mối sẽ giúp thúc đẩy công việc trôi chảy hơn. Khi công việc phải báo cáo qua nhiều cấp thì dễ bị tồn đọng ở chính các cấp trung gian. Như vậy, giảm bớt trung gian, tinh gọn lại bộ máy sẽ giúp mọi việc diễn ra nhanh hơn. Còn hiệu quả tới đâu, chúng ta vẫn cần phải có thời gian để trả lời!

gộp HP HD

Theo, PGS.TS Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương: cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đang được nhân dân đồng tình, ủng hộ rất cao. Ngay từ giai đoạn sắp xếp, tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị ở cấp Trung ương và địa phương được nhân dân rất hoan nghênh, “bây giờ phải thừa thắng xông lên”.

Trong kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải đi nhanh hơn, bộ máy không thể cồng kềnh. Vì nếu từ trung ương đến 63 tỉnh, qua các cấp mới đến hàng vạn xã thì không biết bao giờ chỉ đạo từ trung ương mới thực hiện tới người dân.
Tinh gọn lại, chắc chắn hiệu năng sẽ nhanh hơn. Nhưng việc giải quyết nhân sự như thế nào mới là bài toán. Cái đó là nghệ thuật dùng người. Chúng ta luôn tin Đảng và Chính phủ đã tính đến chuyện chắc chắn hiệu năng sẽ nhanh hơn.

Chưa bao giờ, cải tổ hành chính là con đường dễ dàng, chỉ khi cả xã hội đồng lòng, mọi khó khăn, rào cản mới có thể tháo gỡ. Chẳng hạn, vì đại cục, khi hai tỉnh hợp nhất, cần ưu tiên lựa chọn một trung tâm phát triển sẵn có, với cơ sở hạ tầng hiện đại để làm "thủ phủ", thay vì dàn trải nguồn lực vào việc xây dựng mới, gây tốn kém, lãng phí và kéo dài thời gian chuyển đổi.
Điều quan trọng không nằm ở danh xưng hay vị trí trung tâm hành chính mà chính là ở sự đổi mới tư duy, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia. Sáp nhập tỉnh, thành không phải là mất đi mà là cùng lớn mạnh.

Tác giả bài viết: Tr. Hien

Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây